» Tốp 36 Điểm du lịch Quảng Ninh, Đón nhiều lượt khách nhấtLà một mảnh đất linh thiêng - đất tổ của Phật Giáo Việt Nam, chùa Yên Tử Quảng Ninh luôn là điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài nước khi du lịch Quảng Ninh. Đây không chỉ là khu di tích tâm linh mà còn là danh lam thắng cảnh tuyệt diệu mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất thiên phú này. Đến với Yên Tử, du khách vừa được lễ phật cầu nguyện vừa được khám phá những nét đẹp văn hóa cũng như thưởng thức những danh thắng thơ mộng tại nơi đây.
=> Tham khảo Chùa Ba Vàng Quảng Ninh
» Chùa Ba Vàng
» Quảng Ninh Gate
Khu di tích văn hóa Chùa Yên Tử
Quần thể chùa và danh lam thắng cảnh Yên Tử nằm ở vị trí rất lý tưởng thuộc địa phận của 3 tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương Bắc Giang. Là một điểm du lịch Quảng Ninh về lĩnh vực tâm linh ở đây hội tụ nhiều ngôi chùa và tháp lớn nhỏ với kiến trúc độc đáo, trang nghiêm.
Nhìn tổng thể, di sản tâm linh này nằm trên vùng núi cao Yên Tử, với độ cao trung bình trên 600m so với mực nước biển và thuộc cánh cung Đông Triều. Vùng núi Yên Tử không chỉ là một danh thắng tuyệt diệu của thiên nhiên, nơi bảo tồn nhiều loài động, thực vật mà còn là Đất tổ Phật giáo Trúc Lâm Việt Nam, như một chứng nhân lịch sử của vương triều nhà Trần.
Chùa Yên Tử Quảng Ninh là một di tích lịch sử văn hóa hình thành từ ngàn đời nay. Nó gắn liền với sự ra đời và phát triển của nhà Trần và thiền phái Trúc Lâm ở Việt Nam. Không chỉ là một ngôi chùa rất linh thiêng, Yên Tử còn được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử
Từ trước Công nguyên, đây đã là nơi tu hành và đắc đạo của đạo sĩ An Kỳ Sinh. Nối tiếp ngàn đời, các thế hệ tăng ni phật tử Việt Nam đã không ngừng chọn Yên Tử là nơi tu hành và xây dựng chùa, tháp cùng các công trình văn hóa khác.
Quần thể kiến trúc chùa và tháp Yên Tử đã được đầu tư xây dựng với quy mô to lớn rất trang nghiêm từ thời nhà Trần. Trải qua hàng ngàn năm, chùa được mở rộng và chỉnh tu với nhiều kiến trúc đặc sắc nhưng vẫn giữ được những nét kiến trúc điêu khắc trong lịch sử. Vua Trần Nhân Tông đã quyết định nhường ngôi cho con và chọn chùa Yên Tử là nơi tu hành và chuyên tâm nghiên cứu đạo Phật.
Di sản văn hóa Chùa Yên Tử là trung tâm Phật Giáo của Việt Nam
Quần thể di tích chùa Yên Tử - nơi cầu nguyện của du khách
Đây là nơi lễ phật, cầu nguyện sức khỏe, bình an, danh lợi và may mắn vô cùng linh nghiệm. Hằng năm, Lễ khai hội Chùa Yên Tử chính thức được bắt đầu vào ngày 10 tháng giêng âm lịch - một lễ hội chùa rất lớn vào dịp đầu năm.
Trong những ngày này, du khách trong và ngoài nước đến với Yên Tử vô cùng lớn để được tận mắt chứng kiến các nghi lễ khai hội và cầu nguyện cho một năm mới tốt lành. Các nghi lễ được thực hiện như: nghi thức rước lễ mở hội, lễ thỉnh chuông, gióng trống; lễ chúc phúc đầu năm, dâng hương và cầu cho quốc thái, dân an; lễ đóng dấu thiêng; tiết mục múa rồng lân, chương trình văn nghệ chào xuân cùng nhiều trò chơi dân gian đặc sắc.
Du khách thập phương kéo về Yên Tử để cầu nguyện và du ngoạn dịp đầu năm
Khu di tích chùa Yên Tử bao gồm nhiều ngôi chùa linh thiêng, thu hút du khách ghé thăm cầu nguyện, thư giãn cũng như vãn cảnh vô cùng tuyệt diệu. Du khách trên cả nước đua nhau kéo đến các ngôi chùa Yên Tử để cầu lộc, cầu tài và cầu duyên.
=> Tham khảo bài viết về Chùa Ba Vàng Quảng Ninh
Hướng dẫn du khách tham quan di tích chùa Yên Tử
Dưới đây là những kinh nghiệm khi đi chùa, mọi người cần tìm hiểu trước để chuyến đi được thuận lợi nhất.
Thời gian đi
- Đi chùa Yên Tử thường đi trong 1 ngày 1 đêm. Thời gian đó đủ để du khách đi lại, cầu nguyện, ngắm cảnh cũng như nghỉ ngơi. Đi trong những ngày đầu năm chắc chắn sẽ rất đông, tuy nhiên các ngày về sau, sự tĩnh lặng, trong lành của Yên Tử lại thu hút những ai muốn có được sự thanh bình, tĩnh tâm khi đến với cửa phật.
Đường đi du lịch Yên Tử
- Xe máy, ô tô, thậm chí xe bus là những phương tiện du khách có thể lựa chọn khi đi Yên Tử.
- Tại các địa điểm lân cận với khu di tích thì sử dụng xe máy sẽ thuận tiện nhất, đặc biệt là vào những ngày đông.
- Nếu khách đi từ hướng Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, đi thẳng đến thành phố Uông Bí, tới đoạn giao giữa QL10 và QL18, rẽ trái sẽ đi tới đền Trình, từ đó tiếp tục trái đi thêm 10km sẽ đến với khu di tích Yên Tử.
- Nếu du khách đi từ Hà Nội: đoạn đường ngắn nhất là tới Bắc Ninh đến QL18, đi thẳng sẽ tới đền Trình và rẽ trái đi như trên.
- Đồ dùng cần mang khi đi Yên Tử
- Tiền là thứ không thể thiếu khi đi du lịch, tuy nhiên chỉ nên mang đủ số tiền đi lại, tiền ăn ở, tiền lễ và mua quà bánh. Tránh tình trạng đeo túi xách chứa nhiều tiền sẽ dễ bị kẻ gian móc túi trong những ngày đông.
- Giày thể thao hoặc giày leo núi để tiện lợi cho quá trình leo núi và đi bộ đường dài. Tránh đi giày công sở sẽ rất khó khăn khi đi lại và dễ bị vấp ngã.
- Trang phục tốt nhất là quần áo gọn nhẹ, thoải mái, mùa đông chỉ cần mặc đủ ấm vì trong quá trình leo núi sẽ nóng và thường không dùng đến áo khoác. Bạn nên mang theo mũ nắng và khẩu trang để sử dụng khi cần thiết.
- Đeo theo một ba lô gọn nhẹ để đựng đồ ăn, nước uống cũng như khăn giấy.
- Nước uống: bạn nên chuẩn bị sẵn từ 1-2 chai nước cho mỗi người mang theo trên dọc đường để sử dụng.
- Đồ ăn bán trên núi thường đắt nên nếu có thể mang theo, bạn có thể mang các đồ ăn nhẹ cho bữa trưa như bánh mì, bánh giò, xôi, ngô, khoai và sữa… Bạn không nên mang quá nhiều sẽ gây bất tiện cho chuyến đi.
- Bạn nên mua một chiếc gậy tre chỉ với 5 nghìn đồng để khi leo đỡ bị mất sức và đi có gậy chống sẽ đỡ bị đau chân.
- Máy ảnh, điện thoại là 2 vật dụng không thể thiếu khi đi du lịch để lưu giữ lại những cảnh đẹp cũng như những tấm hình kỷ niệm đầy ý nghĩa.
Hướng đi Chùa Yên Tử
Những địa điểm nổi bật của chùa Yên Tử
Du khách đến với chùa Yên Tử không thể bỏ qua các địa điểm hấp dẫn dưới đây.
Suối Giải Oan
Suối giải oan sở hữu dòng nước trong xanh, không gian tĩnh lặng và được bao bọc bởi rừng cây xanh mát. Đây là nơi các cung tần mỹ nữ vì không thể giữ chân vua Trần Nhân Tông đến với kiếp tu hành nên đã gieo mình tự vẫn dưới con suối và mong rằng linh hồn được siêu thoát.
=> Tham khảo bài viết về Chùa Ba Vàng Quảng Ninh
Suối giải oan thuộc khu danh thắng Yên Tử
Đỉnh Chùa Đồng, Yên Tử
Đến với Yên Tử, chúng ta không thể không ghé thăm chùa Đồng trên đỉnh núi cao nhất - một ngôi chùa lớn, rất đẹp và linh thiêng. Chùa Đồng hay còn gọi là chùa Thiên Trúc tự, là chùa Cõi Phật với thiết kế rất độc đáo.
Một kiến trúc nhỏ thuộc chùa Đồng - Yên Tử
Chùa Đồng đã được ghi nhận là ngôi chùa bằng đồng lớn nhất và nằm ở vị trí cao nhất cả nước với độ cao 1068m, từ Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam. Ngôi chùa linh nghiệm này còn được ví như một “kỳ quan mới” tại khu di tích văn hóa Yên Tử. Đi bộ các phật từ về hành hương, du lịch phải đi bộ mất 2h đồng hồ mới lên đến đỉnh Chùa Đồng
Một điều tuyệt vời hơn là khi chúng ta xát tiền lên cột, chuông và khánh trên đỉnh chùa Đồng, chắc chắn trong năm đó sẽ gặp nhiều may mắn, công việc thuận lợi. Chính vì vậy đây là một điểm đến vô cùng tốt cho du khách trong dịp đầu năm.
Chùa Vân Tiêu, Yên Tử
Chùa Vân Tiêu là tiền thân của am Tử Tiêu do vua Trần Nhân Tông khi tu hành đã dựng lên tại đây để ở và sau đó đã được xây dựng thành một ngôi chùa. Đứng trên chùa Vân Tiêu, du khách sẽ dễ dàng phóng tầm mắt ra để chiêm ngưỡng bức tranh toàn cảnh thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Không chỉ thế, du khách sẽ được thả hồn trong một không gian thanh bình, tĩnh lặng, một bầu không khí trong lành, thoải mái.
Chua Vân Tiêu
Chùa Hoa Yên, Yên Tử
Chùa Hoa Yên ban đầu có tên là Vân Yên, chùa nằm trên núi có độ cao tới 600m so với mực nước biển nên hằng ngày sẽ là một không gian mờ ảo với mây mù và sương sớm. Du khách đến đây sẽ được vãn cảnh chùa và tràn ngập trong bức tranh thiên nhiên với trăm hoa đua nở, mây đan xen nhau kết thành hoa giăng trước cửa chùa tạo một không gian huyền ảo mà trữ tình.
Những thông tin trên, hy vọng đã đưa quý khách trở về với cội nguồn của Phật Giáo Việt Nam. Cũng như hình dung ra một bức tranh danh lam thắng cảnh trên vùng núi Yên Tử thanh tịnh mà nên thơ. Nếu bạn chưa một lần đặt chân tới mảnh đất này thì đừng ngần ngại mà hãy trở về với chùa Yên Tử vào dịp đầu năm để cầu nguyện, du ngoạn và chiêm ngưỡng những thắng cảnh của nơi đây.
Chua Hoa Yên
Chúc quý khách có chuyến du lịch tâm linh nhiều ý nghĩa và an toàn
Sau khi đi du lịch chùa Yên tử Quảng Ninh, quý khách có thể tham khảo tốp 36 đặc sản Quảng Ninh, hoặc các món hải sản khác ở các chợ gần đó mua về làm qùa, Chợ Uông Bí ở Phường Yên Thanh, TP Uông Bí
Điểm du lịch tham khảo: Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh Gate
Tham khảo đặc sản Quảng Ninh làm quà
Từ khóa: Chùa yên tử, chùa yên tử quảng ninh, chùa yên tử ở đâu, kinh nghiệm đi chùa yên tử